Đậu nành là một loại thực phẩm dinh dưỡng cao, nhưng cũng gây ra khá nhiều tranh luận vể tác dụng và tác hại của nó với cơ thể con người.
Đậu nành được cho là có ích cho tim, nhưng đồng thời bị "buộc tội" gây ung thư, rối loạn sinh sản và tuyến giáp, điều nào là sự thật?
Những nghiên cứu y khoa từ năm 1960 cho rằng đậu nành là nguồn protein tuyệt vời, có thể thay thế cho rau củ và thịt. Đến 1990, nghiên cứu cho thấy đậu nành có thể giúp loại trừ béo phì, bệnh tim, ung thư… vì những quốc gia châu Á có tỉ lệ béo phì, bệnh tim, ung thư vú ít hơn Âu Mỹ.
Nhưng đồng thời, các nhà khoa học bắt đầu nghi ngờ rằng đậu nành có thể làm hại cơ thể con người, khi nồng độ các chất giống estrogen như genistein và daidzin trong đậu nành có thể làm "sống dậy" tế bào ung thư và khiến chúng lây lan nhanh hơn.
Những nhà nghiên cứu tin rằng các chất estrogen thực vật hoặc phytoestrogens cũng gây ra các vấn đề khác, bao gồm tác động đến sinh sản ở phụ nữ. Nhưng các nghiên cứu khác cùng thời điểm tiếp tục khẳng định các lợi ích của đậu nành, cho rằng chúng có thể chống lại các triệu chứng mãn kinh, cải thiện bệnh hen suyễn, và hạ thấp cholesterol. Rất nhiều những cuộc nghiên cứu và tranh luận dễ làm chúng ta lẫn lộn và mơ hồ.
Theo những nghiên cứu mới nhất, những câu hỏi thường gặp về đậu nành đã được những nhà khoa học trả lời.
1. Đậu nành có thể khiến ung thư vú lan rộng?
Mặc dù các nhà khoa học đồng tình rằng đậu nành không gây ra ung thư, vài cuộc nghiên cứu đã đặt câu hỏi rằng chất phytoestrogens trong đậu nành có thể "tiếp sức" cho tế bào ung thư, khiến chúng lan nhanh hơn.
Một nghiên cứu vào năm 1987 còn cho rằng chế độ ăn có 20% protein từ đậu nành làm tăng ung thư tuyến tiền liệt. 1 nghiên cứu khác báo rằng ăn đậu nành nhiều làm hoạt động các gien khiến tế bào ung thư vú lan rộng.
Nhưng các nghiên cứu khác không cho thấy sự liên hệ giữa đậu nành và sự lan rộng của tế bào ung thư, và các nghiên cứu dựa trên quan sát khác còn cho rằng ăn đậu nành có thể thực sự giúp ngăn ngừa ung thư tái phát.
Ý tưởng đậu nành gây ung thư đến từ những nghiên cứu động vật đối với phytoestrogens trong đậu nành. Nhưng các nghiên cứu trên phụ nữ cho thấy đậu nành có thể có ích. Ngay cả nếu lo lắng về ung thư, bạn vẫn có thể ăn 1,2 phần thực phẩm từ đậu nành như đậu hũ, miso hoàn toàn an toàn.
2. Đậu nành khiến nam giới có ngực?
Vào năm 2008, một cựu binh sĩ đi khám bác sĩ vì ngực anh tự nhiên to lên, khả năng tình dục kém, rối loạn cương dương. Và sau khi khám, anh được yêu cầu giảm dùng đậu nành. Các bác sĩ phát hoe65n ra rằng nồng độ estrogen trong anh cao gấp 8 lần bình thường, sau khi anh chuyển sang uống đậu nành vì không uống được sữa.
Người đàn ông này uống 3 lít sữa đậu nành mỗi ngày, gấp 6-12 lần liều lượng mà Viện nghiên cứu Ung thư Mỹ khuyên dùng.
Vấn đề của người đàn ông này không phải do anh uống sữa đậu nành, mà là anh dùng nó nhiều quá mức. Và những cuộc nghiên cứu khác về tác động của sữa đậu nành với nam giới khẳng định điều này.
3. Đậu nành làm tuyến giáp kém xấu hơn?
Vào đầu những năm 2000, tranh luận đã nổ ra vì Isoflavones trong đậu nành ức chế hoạt động tuyến giáp, có thể gây ra các rối loạn tuyến giáp. Các nghiên cứu khác cho thấy đậu nành có thể khiến tuyến giáp đã rối loạn có thể tồi tệ hơn.
Một nghiên cứu trên trẻ em bị mắc bệnh suy giáp cho thấy các chất trong đậu nành tác động tới thuốc và khiến tuyến giáp mất chức năng nhiều hơn. Một nghiên cứu với người lớn bị tiền vấn đề tuyến giáp cũng cho thấy chế độ ăn nhiều đậu nành tăng 3 lần nguy cơ phát triển thành suy giáp.
Những người có vấn đề, triệu chứng về tuyến giáp thực sự nên cẩn thận khi ăn đậu nành. Nếu ăn bất cứ món nào có đậu nành, họ cũng nên đợi 4 tiếng sau mới dùng thuốc.
4. Phần lớn đậu nành chế biến không tốt?
Mọi người, dù có bị bệnh về tuyến giáp hay không, không nên dùng các loại có đậu nành tập trung cao như thuốc bổ, thuốc viên, thanh protein từ đậu nành, bột đậu… Ngoại trừ các chất phụ gia có thể có, dùng các loại bổ sung dinh dưỡng có nồng độ đậu nành cao có thể làm tăng vọt lượng đậu nành bạn ăn vào so với mức an toàn cho phép.
Ngoại trừ các tác động làm tăng estrogen và làm lớn ngực ở đàn ông dùng quá mức đậu nành, lượng đậu nành quá cao còn gây ra các rối loạn chức năng buồng trứng. Trong các nghiên cứu trên buồng trứng, hơn 100milligrams đậu nành chiết xuất mỗi ngày có thể làm suy giảm chức năng buồng trứng. Nhưng 1 lượng đậu nành hạn chế thì không gây ảnh hưởng nào.
Bạn không nên ăn quá 3 thanh protein từ đậu nành mỗi ngày, cùng với quá nhiều thực phẩm từ đậu nành khác. Vì đậu nành được chế biến thành rất nhiều dạng như chiết xuất, dầu đậu nành… có trong nhiều thực phẩm đóng gói sẵn, người dùng có thể không nhận thức được họ đã ăn bao nhiêu mỗi ngày.
Cách tốt nhất để dùng đậu nành là ăn uống các loại ít chế biến hơn như đậu hũ, miso, sữa đậu nành không đường…
5. Đậu nành làm giảm nguy cơ bệnh tim?
Mặc dù đậu nành bị nghi ngờ đẩy nhanh ung thư, gây rối loạn sinh sản ở đàn ông và phụ nữ, lợi ích cho tim mạch của nó luôn được đề cao. Nghiên cứu trước đây cho thấy nó có thể làm hạ cholesterol, huyết áp, giảm bệnh tim bẩm sinh.
Nhưng các nghiên cứu gần đây nói rằng ăn đậu nành ít có tác dụng trực tiếp với tim mạch. Tuy nhiên, dùng đậu nành có thể làm giảm việc dùng các chất béo bão hòa và tăng nạp thêm chất xơ so với chế độ ăn bình thường. Do đó, lợi ích của đậu nành cho tim là tác dụng của một chế độ ăn lành mạnh hơn.
Giải đáp những thắc mắc gây tranh cãi về tác dụng đậu nành
0 comments:
Post a Comment